Header ads

Viết code amibroker tốt nhất

Mô hình Cốc Cầm Tay trong phân tích kỹ thuật

 Mô hình Cốc Cầm Tay

Gần đây thấy nhiều bạn sử dụng và tìm kiếm mô hình Cốc Cầm Tay. Nên mình chia sẻ ở góc độ lý thuyết sao cho áp dụng đúng nhé. Vì thấy nhiều bạn áp dụng chưa đúng ý.

✅Điều kiện đủ và cần:

- Trước đó là một xu hướng tăng từ 30% trở lên.

- Thân cốc hình thành từ 3 - 6 tháng

- Quai cốc hình thành từ 1 - 4 tuần

- Thân cốc cao không được quá 33% nhưng lớn hơn 12%

- Quai cốc cao không được quá 50% của thân cốc.

Mô hình cốc cầm tay


✅Mục tiêu khi breakout:

- Nghiên cứu cho thấy sau khi breakout giá sẽ tăng lên khoảng 30% - 34%. Nhưng có thể sử dụng công thức tính mục tiêu sẽ khánh quan hơn.

Mục tiêu = giá phá vỡ + (cao nhất của cốc - thấp nhất của cốc)/2

✅Admin:

Mình thích kiểu tính toán mục tiêu, cắt lỗ theo công thức nào đó. Mà công thức này có biến phụ thuộc vào tính chất của chính mô hình hay tín hiệu đó. Chính vì vậy, sẽ có mục tiêu và cắt lỗ khác nhau tùy từng cổ phiếu, tùy từng tín hiệu.

Có cổ phiếu hay tín hiệu sẽ cắt lỗ khi -7%, có lúc lại -5% hay thậm chí -10%. Và mục tiêu cũng thay đổi như vậy. Những bạn khéo toán học chút sẽ hiểu được sự khách quan do biến X quyết định nằm trong công thức đó.

✅Kết

- Phương pháp thì có nhiều, nhưng mỗi phương pháp sẽ có tỷ lệ win/loss nhất định. Từ lúc tôi biết tự đi tè thì chưa thấy cái gì chắc chắn 100% cả. Chỉ có duy nhất: Chắc chắn rằng không có gì chắc chắn cả.

- Phương pháp này chưa thấy nghiên cứu nào nhắc đến tỷ lệ win là bao nhiêu % khi breakout mô hình này cả.

- Tiếp nữa là không thấy có vị trí cắt lỗ ở đâu, hay cắt lỗ bao nhiêu % hay là theo công thức nào. Chính vì vậy cắt lỗ phụ thuộc vào kinh nghiệm hay mức độ chịu rủi ro của bạn.

GOODLUCK✅✅✅

Chia sẻ để mình có động lực viết tiếp nhé^^

Xem thêm:

Cách chọn cổ phiếu tốt để mua

Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật tốt hơn

Forex, ngoại hối, CFD,...là gì?

Chiến thuật đơn giản với RSI

Phân kỳ tích lũy trong MACD?


TRÂN TRỌNG

Post a Comment

0 Comments